Du lịch Việt Nam chiếm ưu thế trong phục hồi thị trường khách Trung Quốc sau dịch Covid-19
Cuối tháng 4/2020, Tập đoàn tư vấn khách sạn hàng đầu C9 Hotelworks and Delivering Asia Communications đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 1.000 người Trung Quốc ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến về ý định đi du lịch trong năm 2020 sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi.

Theo đó, 490 người (49%) cho biết sẽ đi du lịch nước ngoài trong năm nay, trong đó 450 người đã trả lời có khi được hỏi có lựa chọn du lịch Việt Nam không. Điều này có nghĩa là số người chọn đi du lịch Việt Nam chiếm trên 90% số người có kế hoạch đi du lịch nước ngoài trong năm 2020.

Về ngân sách dự kiến dành cho chuyến du lịch Việt Nam, 54% cho biết sẽ chi 710 USD cho chuyến đi, 36% dự kiến chi 1.400 USD, 7% sẽ chi 2.100 USD và 3% có khả năng chi trên 2.100 USD.

du-lich-1589858248.jpg

Những điểm đến được khách ưa thích gồm TP. Hồ Chí Minh (26%), Hà Nội (19%), Nha Trang (17%), Vịnh Hạ Long (13%), Sa Pa (8%), Đà Nẵng/Hội An (6%), các điểm đến Mũi Né, Phú Quốc và Đà Lạt chiếm 11%.

Lựa chọn hạng lưu trú, 25% khách chọn 5 sao, 24% chọn 4 sao, 12% chọn 3 sao. 39% khách muốn tiết kiệm và lựa chọn nghỉ ở các cơ sở lưu trú bình dân.

Khảo sát cho thấy tham quan và ăn uống là các hoạt động chính với 32% và 20%; thiên nhiên được khách quan tâm hơn (chiếm 25%), đây có thể là một dấu hiệu của sự thay đổi về giá trị du lịch sau khủng hoảng. Ngoài ra, du khách Trung Quốc còn quan tâm các hoạt động khác như công viên giải trí (13%), tắm biển (8%), mua sắm (2%).

Khi được hỏi về thời gian dự kiến du lịch đến Việt Nam, 32% không cho biết thời điểm chính xác. Gần 70% khách cho biết sẽ đến trong khoảng tháng 7 đến tháng 12: tháng 10 (21%), tháng 8 (12%), tháng 9 (11%), tháng 12 (9%), tháng 11 (8%), tháng 7 (7%).

Về độ tuổi của những người được phỏng vấn, 67% trong độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi, 33% trên 40 tuổi. 81% khách trẻ tuổi cho biết sẽ tự đi du lịch một mình mà không lựa chọn tour du lịch theo nhóm. Những nền tảng kỹ thuật số được du khách trẻ tuổi lựa chọn để đặt phòng trực tuyến như Ctrip (50%), WeChat (19%) và Fliggy (11%).

0021988-tour-con-dao-lan-ngam-san-ho-nua-ngay-1589858257.jpeg

Khi du lịch quốc tế mở cửa trở lại sau dịch Covid-19, du khách sẽ ưu tiên lựa chọn những chuyến đi đến các điểm đến gần, thuận thiện và an toàn. Việt Nam được đánh giá là hình mẫu kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hàng đầu ở Đông Nam Á, đây là một cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam triển khai những giải pháp phục hồi thị trường khách Trung Quốc nói riêng và thị trường khách quốc tế đến Việt Nam nói chung.

Theo Báo Du lịch

Ngày đăng: 29/04/2020
Tin khác

Năm 2019, du lịch Việt Nam chứng kiến sự tăng vọt kỷ lục của du khách đến từ Thái Lan (+45,9% so với 2018), đạt 510 nghìn lượt. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các thị trường nguồn gửi khách đến Việt Nam trong năm 2019. Nhìn chung, từ năm 2015 đến năm 2019, khách Thái Lan đến Việt Nam tăng 2,4 lần, mức tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm.

Du lịch, nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và được dự đoán sẽ là một trong những ngành cần nhiều thời gian nhất để có thể phục hồi hoàn toàn. Dẫu vậy, có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam một lần nữa sẽ trở thành một minh chứng điển hình về khả năng phụ hồi sau đại dịch.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền đối với căn hộ, biệt thự du lịch.

Dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản ngủ đông tạm thời. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, thị trường sẽ có một “cơn sóng” bùng nổ, khi mà nhu cầu bị nén lại quá lâu như một cái lò xo.

 

Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 469/BVHTTDLKHCNMT về việc lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho Tiêu chuẩn MICE - Yêu cầu về địa điểm tổ chức đối với khách sạn). Sau khi lấy ý kiến, Tiêu chuẩn MICE sẽ được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong năm 2020.