Thị trường bất động sản chờ cơn sóng bùng nổ khi dịch tan
Dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản ngủ đông tạm thời. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, thị trường sẽ có một “cơn sóng” bùng nổ, khi mà nhu cầu bị nén lại quá lâu như một cái lò xo.  

Nhu cầu nhà luôn hiện hữu

Thị trường bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi “cơn bão” dịch Covid-19. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở vẫn được nhìn nhận chỉ bị chững lại trong ngắn hạn bởi tiềm năng và nhu cầu của dòng sản phẩm này trên thị trường hiện là khá lớn.

Thực tế, tuy giao dịch có chững hơn so với thời điểm trước dịch nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn mua ra, bán vào với biên độ lợi nhuận khá ổn ở giai đoạn thị trường khó khăn như hiện nay. Điều này là do nhà ở là nhu cầu muôn thuở của người dân. Còn dịch Covid-19 là giai đoạn thử thách nhất thời của thị trường.

Theo ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam, không quá bi quan khi nhìn lại sự bùng nổ của SARS vào năm 2003. SARS là loại virus gần giống với virus Vũ Hán, xuất hiện vào tháng 2/2003, sau đó biến mất vào khoảng tháng 6, tháng 7 cùng năm, khi thời tiết trở nên ấm áp.

Quan sát thị trường có thể thấy, qua nhiều đợt biến động, các chủ đầu tư đã vững vàng hơn, thị trường đã tái cơ cấu tốt hơn nên không có chuyện đóng băng như cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm. Thay vào đó, chính các chủ đầu tư đã chủ động ứng phó để giãn hoạt động kinh doanh trước dịch bệnh để trở lại khi thuận lợi.

Chiều ngược lại, dịch bệnh sẽ chỉ như cơn lốc tức thời, không hề ảnh hưởng đến nguồn tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư. Một nguồn vốn lớn tạm thời co về cách ly để chờ cơ hội bung ra. Tình hình chống dịch đang rất khả quan và thời điểm đặc biệt giảm giá sẽ hết nhanh.

Bật tăng trở lại sau dịch

Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam khẳng định, nhà đầu tư sẽ không rời bỏ thị trường chỉ vì khó khăn tức thời này. Dòng tiền của nhà đầu tư có thể phân bổ nhiều nơi, nhiều kênh khác nhau.

Nhưng, với những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS lâu năm thì chắc chắn họ sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn bởi bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách họ gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh nhất.

Giám đốc Kinh doanh của MIKGroup - ông Dương Đức Hiển cho rằng, giai đoạn này cũng tạo cơ hội cho những người có nhu cầu thực. Bởi, mua nhà trong thời điểm hiện nay sẽ có nhiều lựa chọn ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được những ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư dự án.

Thị trường bất động sản chờ cơn sóng bùng nổ khi dịch tan

Thị trường còn nhiều cơ hội

Thực tế, gần 1 tháng qua, khi có sự giảm giá, nhiều nhà đầu tư sẵn tiền âm thầm tìm kiếm bất động sản ở các khu vực ăn theo các công trình hạ tầng giao thông lớn, mật độ thấp, các dự án có pháp lý rõ ràng, thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp. Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được BĐS với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.

Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được bất động sản với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng. Hơn thế nữa, dịch bệnh bùng phát lần này cũng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của môi trường sống, điều kiện sống và không gian sống. Những dự án có chất lượng quản lý tốt đều có kế hoạch, phương án phòng chống dịch bài bản, chuyên nghiệp”, một chuyên gia bình luận.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đây là động thái rất tích cực từ nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp bất động sản, thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi.

Sau dịch bệnh kết thúc, bất động sản sẽ là ngành có tốc độ phục hồi mạnh mẽ nhất khi làn sóng khách hàng, nhà đầu tư mới sẽ đổ bộ vào thị trường. "Có thể thấy Việt Nam, những nỗ lực chống dịch Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia đáng sống, một môi trường an toàn, điểm đến hấp dẫn người nước ngoài vào đầu tư. Sau dịch Covid-19 rất có thể làn sóng đầu tư vào Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản", ông Lê Hoàng Châu chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM khẳng định.

Theo Báo VietnamNet

Ngày đăng: 19/05/2020
Tin khác

Cuối tháng 4/2020, Tập đoàn tư vấn khách sạn hàng đầu C9 Hotelworks and Delivering Asia Communications đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 1.000 người Trung Quốc ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến về ý định đi du lịch trong năm 2020 sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi.

Năm 2019, du lịch Việt Nam chứng kiến sự tăng vọt kỷ lục của du khách đến từ Thái Lan (+45,9% so với 2018), đạt 510 nghìn lượt. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các thị trường nguồn gửi khách đến Việt Nam trong năm 2019. Nhìn chung, từ năm 2015 đến năm 2019, khách Thái Lan đến Việt Nam tăng 2,4 lần, mức tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm.

Du lịch, nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và được dự đoán sẽ là một trong những ngành cần nhiều thời gian nhất để có thể phục hồi hoàn toàn. Dẫu vậy, có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam một lần nữa sẽ trở thành một minh chứng điển hình về khả năng phụ hồi sau đại dịch.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền đối với căn hộ, biệt thự du lịch.

Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 469/BVHTTDLKHCNMT về việc lấy ý kiến dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho Tiêu chuẩn MICE - Yêu cầu về địa điểm tổ chức đối với khách sạn). Sau khi lấy ý kiến, Tiêu chuẩn MICE sẽ được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong năm 2020.