Kịch bản phục hồi du lịch hậu Covid-19
Nếu  dịch Covid-19 được khống chế trong tháng 9, thành phố sẽ triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa, tạo ra sản phẩm mới hấp dẫn.

Sở Du lịch vừa xây dựng xong kịch bản phục hồi ngành du lịch của thành phố và trình Bộ VHTTDL xem xét. Theo đó, tại kịch bản thứ nhất, trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 được khống chế trong tháng 9, TP HCM sẽ tiếp tục triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa trên cơ sở liên kết các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển, các điểm tham quan để có những sản phẩm mới, hấp dẫn an toàn và cạnh tranh.

"Sở cũng sẽ tăng cường công tác truyền thông để doanh nghiệp du lịch và du khách đảm bảo các tiêu chí an toàn trong phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách khi tham gia các chương trình du lịch", bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch, nói. Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục triển khai các chương trình liên kết, hợp tác phát triển với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông -Tây Bắc... như đã ký kết hợp tác.

river-cruise-sunset-asia-1598580684.jpg

Trong trường hợp dịch kéo dài đến hết quý IV/2020, thành phố sẽ tập trung các nhóm giải pháp tái cơ cấu, đào tạo lại nguồn nhân lực trong ngành du lịch. "Sở sẽ có hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp định hướng lại thị trường khách và xây dựng các sản phẩm mới chuẩn bị tái khởi động kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế", bà Hoa nói.

"Số lượng khách và doanh thu của doanh nghiệp du lịch giảm mạnh. Tình hình hoạt động và lao động trong ngành gặp rất nhiều khó khăn", bà Hoa nói thêm. Các đơn vị lữ hành, khách sạn phải cắt giảm nhân sự, chia thời gian làm việc theo tuần nhằm ổn định bộ máy, duy trì hoạt động kinh trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Theo các doanh nghiệp, thời điểm này chủ yếu bán gói combo nghỉ dưỡng, dịch vụ free & easy hoặc tour gần di chuyển bằng đường bộ đến các địa phương như Tà Đùng (Đắk Nông), Vũng Tàu, Phan Thiết, một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhưng số lượng tour thực hiện rất thấp, chỉ khoảng 3 - 5% so với dự kiến ban đầu.

halong-dep-0818-1598580807.jpg

Theo thống kê của Sở Du lịch, hiện nay có khoảng 90 - 95% các doanh nghiệp lữ hành đã tạm ngưng hoạt động, chỉ một số ít còn mở cửa để xử lý các công nợ với đối tác, khách hàng. Nhiều khách sạn cắt giảm nhân sự, chia ca làm việc 2 - 3 ngày/tuần, công suất phòng giảm 91,5% so với cùng kỳ 2019. Số lượng lao động giảm 61% so với cùng kỳ, trong đó 87,4% lao động nghỉ không lương và 12,6% chấm dứt lao động", bà Hoa cho hay.

Theo Báo Văn hóa Thể Thao và Du lịch

Ngày đăng: 28/08/2020
Tin khác

Cuối tháng 4/2020, Tập đoàn tư vấn khách sạn hàng đầu C9 Hotelworks and Delivering Asia Communications đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 1.000 người Trung Quốc ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến về ý định đi du lịch trong năm 2020 sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi.

Năm 2019, du lịch Việt Nam chứng kiến sự tăng vọt kỷ lục của du khách đến từ Thái Lan (+45,9% so với 2018), đạt 510 nghìn lượt. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các thị trường nguồn gửi khách đến Việt Nam trong năm 2019. Nhìn chung, từ năm 2015 đến năm 2019, khách Thái Lan đến Việt Nam tăng 2,4 lần, mức tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm.

Du lịch, nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và được dự đoán sẽ là một trong những ngành cần nhiều thời gian nhất để có thể phục hồi hoàn toàn. Dẫu vậy, có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam một lần nữa sẽ trở thành một minh chứng điển hình về khả năng phụ hồi sau đại dịch.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền đối với căn hộ, biệt thự du lịch.

Dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản ngủ đông tạm thời. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, thị trường sẽ có một “cơn sóng” bùng nổ, khi mà nhu cầu bị nén lại quá lâu như một cái lò xo.