Lên phương án mở lại đường bay quốc tế
Một số quốc gia đồng thuận mở đường bay đến Việt Nam. Do đó, Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam kiến nghị mở lại các đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được Covid-19. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện lại phương án mở đường bay quốc tế và xin ý kiến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng...

Mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam kiến nghị Chính phủ mở lại đường bay quốc tế với những nước đã kiểm soát được dịch COVID-19. Song song đó, ban hành quy trình phòng, chống dịch và kiểm soát lây nhiễm trong vận tải hàng không. Từ đó, cho phép khách du lịch nhập cảnh nếu họ đáp ứng được những yêu cầu phòng, chống dịch.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết hiện nay một số quốc gia đồng thuận mở đường bay đến Việt Nam đồng thời bàn thảo một số quy định để phòng ngừa, hành khách nhập cảnh vẫn phải cách ly và xét nghiệm nCoV. Do đó, việc này phụ thuộc vào năng lực tiếp nhận của các cơ sở cách ly cũng như năng lực của ngành y tế trong nước. Thời điểm mở lại các đường bay quốc tế sẽ do Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch quyết định.

anhminhhoa-2-cdaz-1598581522.jpg

Trước đó, vào giữa tháng 7, Cục Hàng không Việt Nam cũng từng kiến nghị mở một số đường bay quốc tế theo mô hình "di chuyển nội khối", nghĩa là các quốc gia cho phép nhập cảnh đối với công dân nước mình và thương gia, chuyên gia kỹ thuật, sinh viên... Khi nhập cảnh, người dân phải cách ly 14 ngày tại gia đình hoặc cơ sở lưu trú do chính quyền chỉ định (có thu phí). Việc tự cách ly tại gia được chính quyền kiểm soát chặt bằng công nghệ.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho hay trước khi dịch Covid-19 tái xuất, Bộ Giao giao thông Vận tải đã xây dựng phương án các chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam như Quảng Châu (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia).và đề nghị cho mở từ 1/8.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại bùng phát và diễn biến phức tạp nên Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện lại phương án này và xin ý kiến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng...

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang đôn đốc Cục Hàng không Việt Nam trình phương án cho phép chuyến bay thường lệ quốc tế chở khách nhập cảnh vào Việt Nam để xin ý kiến các bộ, ngành.

b3695dc75d27a079f936-1598581771.jpg

Du lịch Việt Nam được thế giới ghi nhận như "điểm đến an toàn","điểm du lịch yêu thích" hậu Covid-19 (Nguồn: Internet)

Cùng với đề xuất mở lại đường bay quốc tế, hiệp hội các doanh nghiệp hàng không cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Bởi mặc dù cắt giảm chi phí, bán bớt tàu bay, giảm lương toàn bộ cán bộ, nhân viên; giảm giá vé, các hãng hàng không vẫn bị suy kiệt dòng tiền. Tổ chức dân dụng quốc tế cũng vừa đưa ra dự báo, đến năm 2024, hàng không thế giới mới có thể phục hồi như năm 2019 và các hãng của Việt Nam sẽ thiệt hại trên 4 tỷ USD trong năm nay.

Các hãng hàng không mong muốn được vay gói tín dụng 25.000-27.000 tỉ đồng với thời gian hỗ trợ lãi suất 3-4 năm, kéo dài thời gian miễn giảm phí dịch vụ hàng không đến hết năm 2021, giảm 70% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay… 

Tuy nhiên, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện các hãng đã được miễn, giảm phí nhiều dịch vụ hàng không đến hết năm 2020. Đến cuối năm nay, các cơ quan sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh để có các phương án hỗ trợ tiếp theo cho các hãng hàng không.

Theo Báo Du lịch Việt Nam. 

Ngày đăng: 24/08/2020
Tin khác

Cuối tháng 4/2020, Tập đoàn tư vấn khách sạn hàng đầu C9 Hotelworks and Delivering Asia Communications đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 1.000 người Trung Quốc ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến về ý định đi du lịch trong năm 2020 sau khi dịch Covid-19 được đẩy lùi.

Năm 2019, du lịch Việt Nam chứng kiến sự tăng vọt kỷ lục của du khách đến từ Thái Lan (+45,9% so với 2018), đạt 510 nghìn lượt. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong các thị trường nguồn gửi khách đến Việt Nam trong năm 2019. Nhìn chung, từ năm 2015 đến năm 2019, khách Thái Lan đến Việt Nam tăng 2,4 lần, mức tăng trưởng bình quân đạt 24,1%/năm.

Du lịch, nhà hàng, khách sạn là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và được dự đoán sẽ là một trong những ngành cần nhiều thời gian nhất để có thể phục hồi hoàn toàn. Dẫu vậy, có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam một lần nữa sẽ trở thành một minh chứng điển hình về khả năng phụ hồi sau đại dịch.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền đối với căn hộ, biệt thự du lịch.

Dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản ngủ đông tạm thời. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của các chuyên gia, thị trường sẽ có một “cơn sóng” bùng nổ, khi mà nhu cầu bị nén lại quá lâu như một cái lò xo.